Quả phượng là gì và nó có công dụng chữa bệnh hay không? Đây là một trong số những câu hỏi mà nhiều người đang thắc mắc muốn tìm hiểu. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về đặc điểm của loại quả này nhé!
Nguồn gốc của cây phượng vĩ
Cây phượng còn có tên gọi trong khoa học là Delonix Regia, loài cây này thuộc họ nhà Caesalpiniaceae và được phát hiện ra có nguồn gốc từ Madagascar.
Tuy nhiên, hiện nay nó đã có mặt tại nhiều nơi trên khắp các quốc gia như: Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc,….
Tại nước ta giống cây này thường được trồng nhiều ở các khu vực ven đường, trường học, đặc biệt là tại Hải Phòng.
Chỉ cần đi dạo một vòng vào mùa hè trong khuôn viên của các ngôi trường bạn sẽ bắt gặp loài cây này trồng rất phổ biến. Loài hoa này gắn liền với mùa hè, mùa của sự chia ly thầy cô bạn bè mỗi khi năm học kết thúc.
Trung bình một cây sẽ có chiều cao rơi vào khoảng từ 10 – 15m, lớp vỏ bên ngoài thân nhẵn có màu xám nhẹ. Cành khi phát triển sẽ phân ra thành rất nhiều nhánh khác nhau cùng với đó là tán lá rộng, che phủ tốt tạo bóng mát.
Hoa phương thường sẽ nở rực rỡ vào cuối tháng 4 đầu tháng 5 dương lịch hàng năm. Mỗi chùm hoa có thể dài tới 20 – 30cm, quả phượng dài và rất dẹt trong có khá nhiều hạt. Cây sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nhiệt đới đặc biệt có thể trồng được trên những vùng đất khô cằn, ít dinh dưỡng.
Quả phượng giống cái gì?
Quả phượng có hình gì? Nhắc đến cây phượng thường thì chúng ta chỉ nhớ trong ký ức về những chùm hoa đỏ rực rỡ nổi bật mà ít ai quan tâm tới quả phượng. Vậy loại quả này có hình dáng như thế nào?
Quả của loại cây này có kích thước tương đối dài, hình dẹt mỏng nhìn qua thấy khá giống với đậu lượt tuy nhiên to và lớn hơn.
Khi còn non quả sẽ có màu xanh và lúc chín phần vỏ sẽ rất cứng, màu sắc vỏ chuyển dần sang nâu đen.
Kích thước trung bình của loại quả này sẽ rơi vào khoảng dài 60cm và chiều rộng từ 5cm, mỗi quả phượng đều có chứa rất nhiều hạt nhỏ bên trên.
Ở khu vực Caribe những quả khô thường được sử dụng để làm bộ gõ và được gọi với cái tên tên là Maraca hoặc là Shak-Shak.
Giải đáp: Quả phượng ăn được không?
Vậy quả phượng có thể ăn được hay không? Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng loại quả này ăn được tuy nhiên chúng ta chỉ nên dùng phần hạt của chúng ở bên trong để ăn còn lại lớp vỏ cứng bên ngoài không dùng được. Khi ăn phần hạt bạn sẽ cảm nhận rất rõ về vị bùi bùi thơm ngon khó quên.
Tác dụng của quả phượng như thế nào?
Dưới đây là một số công dụng nổi bật của loại quả này mà chúng ta không nên bỏ qua như sau:
Tác dụng nổi bật của quả phượng
Trong thực tế nhiều người mới chỉ biết rằng loại quả phượng có thể ăn được còn lại vẫn chưa có những căn cứ nào cho thấy tác dụng về mặt sức khỏe của quả đối với con người khi sử dụng.
Tuy nhiên, trong các thành phần của loại cây này thì vỏ được xem là chứa nhiều chất nhất như: Alcaloïdes, Saponines, ß-sitostérol, Flavonoïdes, Phycotoxines hydrocarbures,
Theo một nghiên cứu mới nhất thì phần rễ cùng lớp vỏ của cây thường được sử dụng như một bài thuốc nam để hạ sốt trong một số trường hợp.
Vỏ cây có thể sắc lấy nước uống rất tốt để trị bệnh sốt rét hoặc cũng dùng để trị tê thấp chân tay, đầy bụng khó tiêu. Tại đất nước Ấn Độ, phần lá của cây cũng được dùng rất nhiều với mục đích bên trên. Ngoài ra, ở Vân Nam Trung Quốc lớp vỏ thân cây phượng cũng sử dụng để làm thuốc giảm huyết áp cao cho người bệnh.
Đặc biệt đối với ngành tinh chế hóa chất và hương thơm thì loại cây này cũng đóng một vai trò rất lớn trong việc điều chế ra dầu xoa bóp chữa bệnh. Giảm thiểu sự căng thẳng cho cơ bắp, nhức mỏi của hệ thần kinh khá hiệu quả.
Sử dụng làm thuốc từ phượng vĩ
Ngoài những tác dụng bên trên thì loài cây này cũng được dùng trong một số bài thuốc chữa bệnh như:
Chuẩn bị:
- Dùng khoảng 20 – 30g rễ hoặc phần vỏ bên ngoài của cây phượng vĩ đã khô và được sơ chế làm sạch sẽ.
- 1l nước.
- Dùng nồi đất hoặc nồi sứ đặc biệt không nên sử dụng nồi nhôm, đồng bởi nó sẽ khiến cho thuốc bị biến chất ảnh hưởng đến tác dụng.
Cách thực hiện:
Rễ hoặc vỏ của cây bạn mang đi rửa thật sạch dưới nước rồi cho vào nổi và đổ 1l nước vào đó. Tiếp đến hãy bắc lên bếp và đun sôi tới khi nào nước trong nồi còn khoảng 500ml thì dừng lại và tắt bếp đi. Hỗn hợp thuốc thu được dùng uống khoảng 3 – 4 lần trong một ngày để đạt hiệu quả cao.
Kết luận
Bài viết trên đây đã trình bày chi tiết về quả phượng cùng những lời giải đáp đi kèm theo. Hy vọng rằng qua đó bạn sẽ thấy được những thông tin bổ ích cho mình và đừng quên theo dõi website của chúng tôi thường xuyên nhé!
Chịu trách nhiệm nội dung về bài viết và bản quyền bài viết thuộc về: https://psih.biz/